1. Khi nào có hứng thì mình sẽ làm. Khi nào mọi thứ xung quanh hoàn hảo nhất thì mình sẽ làm.
Trong cấp 3 và thậm chí khi lên đại học mình từng tin vào điều này. Nghe rất lãng mạn, rất lý tưởng. Rằng mình sẽ chỉ làm việc khi mình cảm thấy có hứng thú để làm việc.
Nhưng thực tế thì bất kỳ điều gì đáng giá mà bạn và mình muốn đạt được đều yêu cầu chúng mình vượt qua ti tỉ công việc, ti tỉ khó khăn để đạt được điều đó.
Sự thật thì mỗi khi bạn bắt tay vào làm thứ bạn muốn đạt được, sẽ luôn có giọng nói trong đầu bạn, luôn có mười nghìn điều thú vị khác cố gắng lấy mất sự tập trung của bạn và thuyết phục bạn điều bạn đang làm có lẽ chưa đúng, có lẽ hơi quá khó, có lẽ bạn không làm được, có lẽ chưa đúng lúc.
Mọi người xem video của mình nói rằng mình giúp bạn cảm thấy có động lực làm việc và học tập hơn. Mình cảm ơn bạn vì điều đó nhưng mình không nghĩ mình là người chỉ cổ động bạn ước mơ lớn lao và suy nghĩ tích cực vì mình không bao giờ muốn bạn xa rời thực tế rằng làm việc để đạt được mục tiêu là rất khó.
Bạn sẽ gặp phải thử thách, thất bại, thất vọng, chán nản và bạn vẫn phải gượng dậy. Sẽ có những ngày bạn cảm thấy những gì bạn cố gắng làm trong thời gian qua đi công cốc hết.
Sẽ có ngày bạn cảm thấy bạn như là một nỗi thất vọng.
Sẽ có ngày bạn phải mất đi người thân. Sẽ có ngày bạn phải nhìn thấy người bạn yêu chịu đau khổ.
Sẽ có ngày bạn cảm thấy dường như không muốn tiếp tục nữa.
Nhưng những lúc như thế là những lúc bạn và mình phải gượng dậy và tiếp tục làm việc, tiếp tục học tập.
Vì chính những lúc khó khăn nhất như vậy và bạn vẫn tiếp tục, bạn vẫn trân trọng những khó khăn đó, nhìn những thử thách đó như một cơ hội để hình thành một con người mạnh mẽ và kiên cường hơn; sau này khi bạn đạt được điều bạn mong muốn và nhìn lại, chính những lúc khó khăn nhất đó lại là thời điểm bạn thấy tự hào và hãnh diện nhất, nghĩ rằng À, lúc khó khăn như vậy mà mình vẫn vượt qua được.
2. Nghe nhạc sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
- Rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc nghe nhạc kích thích nhiều vùng trên não, thực sự khiến bạn trở lên tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
- Nhưng không phải loại nhạc nào cũng đều giống nhau và khiến bạn năng động, tràn đầy động lực và có cảm hứng làm việc.
- Ví dụ với bản thân mình, có loại nhạc sẽ khiến mình trầm tư suy nghĩ, có loại khiến mình tràn đầy năng lượng cho lúc workout, có loại nhạc lại khiến mình buồn đến chảy nước mắt, có loại khiến mình nhớ lại quá khứ trước đây, có loại nhạc giúp mình nhập tâm vào công việc hơn - loại nhạc mình bật trong các video của mình ntn.
- Nên chẳng hạn nếu mình muốn thiết kế một giao diện thật hiện đại, rất trực quan với người dùng mà mình lại ngồi nghe Adele hay vài bài buồn buồn của Ed Sheeran, mình sẽ nhập tâm vào bản nhạc đó và không thể nghĩ ra được điều gì cả.
- Mỗi người có một sở thích riêng. Mình nghĩ bạn nên thử để tìm ra loại nhạc phù hợp với bản thân và chú ý lúc làm việc, học tập, xem loại nhạc gì sẽ thích hợp nhất.
- Tối nay bạn có thể thử một điều rất đơn giản. Dành ra 1 tiếng tạo ra những danh sách bài hát tùy thuộc vào tâm trạng của bạn. Ví dụ như mình có danh sách lúc mình workout, hẹn hò, làm việc tập trung nhất, lúc mình cảm thấy xuống mood và cần tăng thêm năng lượng.
- Mình nghĩ đó là một phần quà rất ngầu cho bản thân bạn. Bản thân mình sử dụng Spotify hoặc Apple Music để nghe nhạc. Mình k quảng cáo hay được sponsor chỉ là đó là hai dịch vụ nghe nhạc mình sử dụng nhiều năm nay rồi.
3. Làm càng nhiều việc một lúc thì sẽ càng hiệu quả. (Multi-tasking. Biologically it’s impossible for human being.)
- Suy nghĩ này càng ngày càng phổ biến khi máy tính, điện thoại cùng một lúc có thể chạy được nhiều phần mềm. Cùng một lúc bạn có thể nghe nhạc, tải một phần mềm, chat với bạn bè, xem một video và soạn thảo một văn bản.
- Đó là một điều tuyệt vời về máy tính nhưng con người không làm được điều đó.
- Mình sẽ nói lại vì điều này rất quan trọng và phần lớn mọi người không biết, đó là con người về mặt sinh học không thể cùng một lúc tập trung, và làm nhiều công việc một lúc.
- Chúng mình nghĩ rằng chúng mình có thể làm được điều đó nhưng tất cả những gì bạn làm đó là bạn phân tán tập trung nhảy từ việc này sang việc khác.
- Thử lấy một ví dụ nhé. Nếu có thể bạn lấy ra một mẩu giấy. Giờ chép lại hai dòng chữ này….
- Lần đầu tiên chép dòng một từ trái qua phải rồi xuống đến dòng thứ hai. - Lần thứ hai, chép từ trái qua phải một từ ở dòng trên rồi nhảy xuống dòng dưới rồi nhảy lên dòng trên rồi nhảy xuông dòng dưới.
- Nếu bạn làm đúng như vậy, bạn thấy lần thứ hai chép hai dòng đó với lần thứ nhất ra sao? phần lớn mọi người khi làm như vậy thấy lần thứ hai tốn nhiều công sức hơn, không cảm thấy hài lòng lắm với việc hoàn thành chép xong hai dòng chữ đó.
- Thử tưởng tượng những gì bạn đang làm khi học bài. Đọc được một đoạn trong sách và nhảy sang nhắn 5 tin nhắn, kéo đọc 7 post trên instagram và xem 3 video trên youtube.
- Và 2 tiếng sau bạn mới phát hiện ra ôi chết mình chưa làm được gì mà đã thấy mệt, bbuoonf ngủ lắm rồi. Chắc là mình không có khả năng học.
- Việc rất đơn giản bạn có thể làm:
1. Khi học hay làm việc cần tập trung, tắt điện thoại hoàn toàn và để ở một phòng khác hay cất trong cặp.
2. Ở một nơi càng có ít người, càng ít sự mất tập trung càng tốt.
3. Làm việc trong khoảng thời gian 45 phút. Rồi nghỉ giải lao tầm 10 phút. Uống chút nước, đi vệ sinh, hít thở sâu 10 lần.
4. Nếu muốn làm việc hiệu quả hơn, làm được nhiều thứ hơn, thì ngủ ít đi. Chỉ cần 3,4,5 hay 6 tiếng là đủ.
- Đây có lẽ cũng là một bí kíp không chính xác của các bạn gọi là “over-achiever” mà .. mình cũng từng tin.
- muốn làm việc nhiều giờ hơn thì chỉ cần ngủ bớt đi là được. Bài toán đơn giản phải không?
- Nhưng điều quan trọng không chỉ là thời gian làm việc, và còn là chất lượng giờ làm việc. Cả hai đều rất quan trọng. Nếu bạn làm việc tốt như chỉ làm có 40 tiếng một tuần sẽ không bằng người làm tương tự, trình độ tương tự nhưgn học làm 60 tiếng một tuần.
- Điều nhiều người không biết đó là hơn 50 năm nghiên cứu về việc ngủ và khoa học về nhận thức của não, người ta đã khẳng định là con người cần 7 đến 9 tiếng ngủ để não bộ hoạt động ở mức tối ưu nhất.
- Đây không phải là ý kiến chủ quan của cá nhân mình. Thực tế là trong video này, cả 4 điều mình chia sẻ:
- khi bạn bắt tay vào làm một việc rất quan trọng và yêu cầu nhiều thời gian để hoàn thành, hiếm khi bạn cảm thấy hứng khởi và phần lớn nó rất khó khăn và yêu cầu thói quen, yêu cầu kỷ luật bản thân
- khi bạn nghe nhạc buồn bạn sẽ khó mà cảm thấy hứng khởi làm việc
- con người không thể làm một lúc nhiều việc
- và chúng mình cần từ 7 đến 9 tiếng ngủ mỗi tối
- cả 4 điều này đều đã được chứng mình khoa học suốt nhiều năm nay.
- Thâm chí người ta đo được khi bạn chỉ ngủ 5 tiếng, đến ngày hôm sau bạn sẽ mệt mỏi, không tỉnh táo, hoạt động tay chân sẽ kém nhạy bén, não của bạn sẽ chỉ như một người say rượu, bạn sẽ khó tập trung hơn, tăng cân nhanh hơn vì hệ tiêu hóa không ổn định
- Có bạn sẽ nói thế nhưng mà nhiều năm nay mình chỉ ngủ 4,5 tiếng có sao đâu. Đúng là bạn chưa thể bị làm sao ngay lập tức được. Nhưng khi người ta scan não của những người thiếu ngủ thường xuyên, họ thấy những người này:
Có vấn đề về kiểm soát cảm xúc, trí nhớ, không nhanh nhẹn về thể chất, tay chân
Những người thiếu ngủ khi làm việc càng dễ mất tập trung hơn, khó chỉ tập trung vào làm một việc
cos lẽ câu hỏi khong phải là bạn thiếu ngủ nhiều năm nay có làm sao đâu. Cũng giống như một ai đó uống bia rượu, hút thuốc lá vài chục năm rồi và nói rằng đã bị bệnh tật gì đâu.
có lẽ câu hỏi là nếu với tất cả những gì bạn đã và đang đạt được, có phải là bạn sẽ còn làm tốt hơn, đạt được nhiều điều hơn
khi bạn cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo hơn
khi bạn cảm thấy năng lượng tích cực và ổn định về cảm xúc hơn
khi bạn thức dậy mỗi sáng thấy sảng khoái, tươi mới
Đó là 4 sai làm mình đã từng trải qua, phát hiện ra và cố gắng sửa đổi.
Hy vọng bạn thích video này. Ấn like, chia sẻ với một người bạn, trên mạng xã hội và nếu bạn chưa subscribe, nếu bạn chưa subscribe, nhớ ấn subscribe.
Và mình sẽ gặp lại bạn trong video này mai. Bye~!
Nhận video và bài viết mới mỗi tuần
Mỗi tuần Đức trực tiếp gửi bạn 1 email với những bài viết, video và podcast truyền cảm hứng mới nhất.